Đồ chơi trẻ em 1 tuổi
Những đồ chơi giúp bé phát triển trong giai đoạn 1-3 tuổi
Các trò chơi với hình khối
Chơi với các hình khối sẽ kích thích nhiều kỹ năng khác nhau của bé: kết hợp tay -mắt, học các khái niệm hình dạng, khái niệm trong - ngoài… Vậy cha mẹ nên bắt đầu cho bé chơi với các loại hình khối nào? Mẹ có thể chọn mua các đồ chơi gỗ với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, quan trọng là kích thước phải vừa tay để bé dễ dàng cầm được. Nên bắt đầu bằng các hình đơn giản như tròn, vuông, tam giác,... là tốt nhất.
Khi bé đã bắt đầu nhận biết được các hình dạng của đồ chơi, bạn có thể cho bé chơi trò phân loại hình: xếp đúng hình vuông vào ô hình vuông, đúng hình tròn vào ô hình tròn... Bằng cách này, bé sẽ học được khái niệm nguyên nhân – kết quả khi cho hình đúng vào ô tương ứng, hình sẽ lọt xuống dưới. Mẹ cũng có thể kết hợp vừa chơi chung, vừa nói chuyện để bé biết được tên của các khối hình cũng như màu sắc của chúng. Đối với các bé trên 2 tuổi, mẹ có thể cho bé chơi với các hình phức tạp hơn như hình ovan, hình bát giác.
Cưỡi xe đồ chơi, thú đồ chơi
Trẻ rất thích được tự đi chơi để chứng tỏ tính độc lập của mình. Cưỡi trên xe đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, thăng bằng và phối hợp. Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ sau này. Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi chưa thể đạp xe, vì vậy trẻ thích chơi các đồ chơi với động cơ. Những đồ chơi giống thật như xe cảnh sát, xe cứu hỏa không những làm trẻ hứng thú mà còn kích thích trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, nhập vai vào nhân vật.
Khi trẻ gần lên 3 là lúc đã có đủ kĩ năng phối hợp tay - chân - mắt để có thể tập đạp xe, lúc này mẹ có thể đầu tư cho bé chiếc xe đạp 3 bánh rồi đấy.
Bóng
Bóng là món đồ chơi tuyệt vời, không chỉ giúp bé tập thể dục mà sau mỗi lần chơi, bé sẽ ăn ngon và nhiều hơn nữa. Khoảng 2 tuổi, bé có thể chơi rất nhiều trò với bóng: ném, đá, chạy theo bóng. Khi bé đã chơi quen, bạn có thể vạch ra một cái gôn nho nhỏ và hướng dẫn bé đá bóng vào gôn. Bằng cách này, bé rèn khả năng kết hợp tay - chân - mắt rất hiệu quả. Ban đầu mẹ có thể làm chiếc gôn to một chút để bé không buồn khi chưa đưa được bóng vào gôn nhé.
Thú bông, búp bê
Mong muốn bé phát triển các kỹ năng về giao tiếp xã hội ngay từ khi con nhỏ là điều mà các ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Thú bông, búp bê là những “thành viên” giúp đỡ tuyệt với nhất trong vấn đề này. Thông qua thú bông, bạn có thể dạy bé hành động nào là đúng, hành động nào là tốt. Ví dụ như mẹ có thể nói “em Cún cảm ơn bạn Ti vì đã cho Cún ăn bánh chung” hay “em Mèo đang buồn, con hãy đội mũ cho em để em vui lên nhé”.
Không chỉ tăng kỹ năng về xã hội, bé còn được kích thích trí tưởng tượng khi tham gia các trò chơi với thú bông nữa. Lần tới khi bé chơi một mình, nếu để ý, bạn có thể nghe thấy bé nói chuyện với thú bông bằng những câu nói mà bạn đã dạy cho bé đó.
Cách chọn đồ chơi cho trẻ dưới 1 tuổi
- Với các bé khoảng 1 tháng tuổi
Bé sơ sinh biết nhận diện âm thanh, ánh sáng, giọng nói thân quen. Bé chỉ có thể nhìn thấy đồ chơi ở khoảng cách tương đương khoảng cách từ bé tới khuôn mặt bố (mẹ). đồ chơi treo cũi (nôi) có màu sắc tương phản cao, đồ chơi tạo nhạc như cái lục lạc là hai loại cần cho bé. Bạn có thể mua đồ màu đen – trắng, trắng – đỏ là tốt nhất.
- Với các bé khoảng 2 tháng tuổi
Bé quan tâm hơn đến màu sắc và các điểm xung quanh. Ở giai đoạn này, chiếc lục lạc, thú nhồi bông màu sắc tương phản hay tươi tắn hợp với bé. Các bé trở nên nhạy cảm với âm nhạc và âm thanh, nhất là âm thanh êm dịu và những giai điệu vui nhộn. Vài đĩa CD dành cho bé cũng khiến bé thoải mái.
- Với các bé khoảng 3 tháng tuổi
Bé bắt đầu để ý hơn về thế giới xung quanh vì bây giờ, bé đã biết cử động cổ tương đối. Ở giai đoạn này, bé thích nhìn chằm chằm vào người (vật nuôi) đối diện. Để kích thích thị giác cho con, có thể gắn những bức tranh khuôn mặt trên bức tường, cạnh chỗ thay tã (nằm) của bé. đồ chơi cho bé cũng là những khuôn mặt cười là hợp nhất.
- Với các bé khoảng 4 tháng tuổi.
giai đoạn này, có thể đầu tư vào đồ chơi rung lắc và vòng ngậm cho bé mọc răng. Một thanh đồ chơi gắn với cũi của bé với nhiều đồ chơi đầy màu sắc lơ lửng là lựa chọn tuyệt vời.
- Với các bé khoảng 5 tháng tuổi
Bé dễ dàng nắm đồ chơi với cả hai tay và khích với những đồ chơi như cốc, chén nhựa, quả bóng, khối hình, đồ chơi có cánh hoặc lốp tròn.
- Với Các bé khoảng 6 tháng tuổi
Bây chừ, bé càng lúc càng năng động hơn. cho nên, đấu những loại đồ chơi với cốc chén, quả bóng, thú nhồi bông, giai điệu vẫn còn hợp. Hãy tìm món đồ chơi có phản ứng khác nhau khi có một hành động khác nhau (chẳng hạn, khi ấn vào phím này, phát ra âm thanh này; khi vặn vào nút kia, có chuyển động khác).
- Với các bé khoảng 7 tháng tuổi
Đây là tháng bé thích đầu tư các trò chơi cùng ba má và thành thục để chơi trò “ú – òa”. đồ chơi cung cấp một bất ngờ như bông hoa khi mở hộp là chọn lọc sạch ở thời điểm này. Một chiếc thìa gỗ, một chiếc chậu nhôm giúp bé sẵn sàng tạo thành một ban nhạc.
- Với các bé khoảng 8 tháng tuổi
Bé có thể bò tốt bây chừ và rất thích được chơi đùa cùng bố, mẹ. Hãy cho bé một bát nhựa lớn, thìa gỗ và các đồ vật được đặt vào bên trong cái bát. Những hình khối đa dạng là cách hoàn hảo để bé phát triển kỹ năng vận động.
- Với các bé khoảng 9 tháng tuổi
Bé mạnh mẽ và năng động hơn. vớ những gì bé yêu thích thời điểm này là bò theo một chiếc xe tải đồ chơi và được dạy nhấn nút để tạo ra âm thanh. đồ chơi với các nút điện tử, tạo ra nhiều tiếng ồn khác nhau được đánh giá cao.
- Với các bé khoảng 10 tháng tuổi
Bé có thể tạo ra một số âm thanh khích. đồ chơi như ghép gỗ, búp bê tạo âm nhạc hợp với các bé gái. bây chừ, bé của bạn sắp biết đi nên đồ chơi giúp bé chuyển động như ngựa gỗ, đồ chơi kéo – đẩy sẽ hợp với bé. Những bài tập này giúp bé di chuyển, làm bài tập cho đôi chân để chuẩn bị học đi.
- Với các bé khoảng 11 tháng tuổi.
Sách ảnh là chọn lọc tốt ở giai đoạn này vì bé có thể không còn thích nhai sách nữa. Các loại nhạc cụ như chuông, trống… cũng cuốn bé vì bé sẽ học cách để tạo ra âm thanh từ chúng.
- Với Các bé khoảng 12 tháng tuổi
Bé bắt đầu độc lập hơn, đi khắp nhà với sự giúp đỡ của cha mẹ. đồ chơi âm thanh và đồ chơi bé ngồi lên được và đẩy đi là hấp dẫn nhất. Các bé cũng thích chơi nước nên một bát nước, cùng vài cái thìa, cốc nhựa cũng là niềm vui bất tận với bé. Hãy cho bé chơi trên ghế ngồi cao dành cho bé, trên một cái khăn lớn dưới sàn nhà hay bên ngoài, ở nơi râm mát.
Mẹo chọn đồ chơi giúp trẻ phát triển tốt
- Cách chọn đồ chơi cho bé đúng
Việc chọn đồ chơi đúng chính là phương pháp chọn đồ chơi trẻ em 1 tuổi an toàn thông qua các tiêu chí sau:
- Chất lượng đồ chơi:
Bố mẹ cần kiểm tra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tốt xấu của đồ chơi khi bé sử dụng bao gồm:
+ Tính chất cơ lý: vật liệu chắc chắn, thiết kế khoa học, hợp lú đảm bảo yêu cầu an toàn.
+ Tính chất hóa học: Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố, hàm lượng hóa không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nên khi chọn dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu thì cần kiểm tra tem nhãn kiểm định, chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn.
- Sự phù hợp của đồ chơi đối với bé:
Đồ chơi cần phải có khuyến cáo độ tuổi sử dụng sao cho phụ huynh có thể căn cứ vào độ tuổi, nhận thức của con để lựa chọn cho đúng sản sản phẩm, cho bé chơi an toàn và mang lại lợi ích thức sự cho bé. Tránh cách trường hợp mua đồ chơi không thích hợp với tuổi khiến bé không biết cách chơi, chơi mất an toàn, tạo nên áp lực tâm lý, chán nản khi đồ chơi quá khó hoặc quá dễ.
Đồng thời, cần xem xét sở thích vui chơi, giới tính của con trẻ để chọn được món đồ chơi an toàn cho bé nhất, hộ trợ phát triển tính cách theo đúng giới tính tự nhiên, hạn chế nguy cơ lệch lạc giới tính cho trẻ.
Tốt hơn hết khi chọn đồ chơi cần chú ý kỹ đến thương hiệu, kem kiểm định và kiểm tra thức tế, đánh giá năng lực của con em cho dù chúng là sản phẩm đồ chơi trẻ em cao cấp hay giá rẻ.
2. Cách chọn đồ chơi cho bé đủ số lượng
Nhiều phụ huynh thường có thói quen chọn thật nhiều loại đồ chơi hoặc chiều theo sở thích của bé mà không biết rằng quá nhiều đồ chơi sẽ không tốt đối với sự phát triển của bé. Bởi lẽ:
- Bé chơi nhiều đồ chơi cùng một lúc sẽ giảm khả năng tập trung vào một loại đồ chơi, hạn chế khám phá, tò mò về món đồ chơi, không tìm hiểu kỹ yếu tố kỹ thuật của món đồ chơi. Từ đó, làm giảm khả năng sáng tạo của bé khi vui chơi.
- Quá nhiều đồ chơi khiến bé thiếu quý trọng và không hiểu được hết giá trị sử dụng, tài chính của món đồ chơi nên hay đập phá, nhanh chán, gây lãng phí.
Vì thế, thay vì mua quá nhiều loại đồ chơi và cho bé sử dụng cùng một lúc mẹ nên chọn nhưng món đồ chơi cần thiết, đa dạng chức năng của đồ chơi. Kiểm soát số lượng đồ chơi bé sử dụng một lúc khi chơi, để con tự khám phá, tập trung và chơi sáng tạo hơn.
Với 1, 2 món đồ chơi bé sẽ phải biết cách kết hợp chúng với nhau, sáng tạo ra cách chơi phù hợp mỗi ngày để tự làm phong phú khu vui chơi của mình mà mẹ tiết kiệm chị phí, giảm áp lực không quan dành cho việc bảo quản kho đồ chơi của bé.
Mua bán Đồ chơi trẻ em 1 tuổi ở đâu?
Đăng tin và mua bán đồ chơi trẻ em 1 tuổi phát triển toàn diện cho trẻ trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Đồ chơi trẻ em
Nguồn: https://dochoi.muabannhanh.com/do-choi-tre-em-1-tuoi/7