Đẹp da cùng dừa sáp - đặc sản Trà Vinh
Xêm thêm "Hướng dẫn bạn làm sinh tố dừa sáp thơm ngon đơn giản"
Dừa sáp cùi rất dầy, ngoài lớp cơm dừa giống như dừa bình thường, dừa còn có một lớp "sáp" chính là lớp cơm dừa dày ra "hút" lấy nước dừa tạo thành sáp xôm xốp, deo dẻo. Có những quả dừa sáp khi bổ ra lớp cơm trắng ngần lan hết quả dừa, chỉ còn sót lại một ít nước sền sệt y như quả dừa xiêm người ta làm thạch. Đây chính khác biệt quan trọng nhất giữa dừa sáp và dừa thường, và chữ “lạ” được đặt cho dừa sáp là do đây. Người ta cũng dựa vào đặc điểm này để đặt tên cho loại dừa đặc biệt này là dừa sáp hay dừa đặc ruột.
Dừa sáp với lớp cùi dừa đặc hoàn toàn từ thiên nhiên rất lạ mắt mà ăn dừa sáp lại rất ngon, béo ngậy. Nói thì đơn giản, nhưng để thưởng thức món dừa sáp đúng cách không phải ai cũng không biết. Dừa sáp không dành để giải khát, không dành cho những ai đang khát cháy cổ thèm nước uống để giải tỏa cơn khát. Bạn đừng tưởng bổ đôi quả dừa ra (bạn vẫn nên để một cái bát tô để hứng nước vì nhiều trái nước dừa vẫn chưa lên sáp hoàn toàn), dùng một chiếc thìa múc cùi dừa mà ăn lấy ăn để. Ăn xong rồi mà như không tin vào miệng mình: dừa sáp là đây sao, ngon tới mức cứ tưởng mình đang ăn... nến!
Nếu bạn ăn dừa sáp giống như nạo cùi dừa thông thường bạn sẽ thất vọng vì nó chẳng khác nào bạn đang ăn... nến. Thì đúng, tên gọi nôm na của món dừa này là “dừa nến” . Cái sáp deo dẻo mềm mềm ấy đúng là ăn không chẳng khác gì nến. Theo khoa học thì tinh chất dầu dừa cũng để trộn làm nến. Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn nhận xét nó giống nến. Nếu bạn đã từng một lần thưởng thức món dừa sáp này như vậy thì bạn đã sai lầm.
Món này muốn ngon nhất phải nạo ra làm sinh tố. Phải thêm ít đường, ít sữa, ít đá bào vào thì thôi rồi, nó tuyệt ngon. Theo nhiều du khách đã "kinh" qua thì khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng thì ngọt lịm, còn mũi thì như... nức ra bởi mùi thơm ngào ngạt, beo béo.
Ngoài ra bạn cũng có thể trộn thêm nhiều loại hoa quả vào ăn cùng món dừa sáp, bạn sẽ có món trái cây dầm ngon tuyệt với dừa sáp.
Ngoài ra đặc sản dừa sáp còn có các công dụng chữa bệnh
Nước, sáp dừa sáp chữa bệnh kiết lị:
Dừa sáp thường có ít nước nhưng nước của nó rất tốt. Để chữa bệnh kiết lị, người ta dùng cả nước và sáp của dừa sáp. Tốt nhất là bạn chỉ cần khoét 1 lỗ nhỏ của quả dừa, cho vào đó khoảng 2 thìa đường trắng nhỏ, rồi cho lên bếp đun sôi kỹ, chú ý đun thật nhỏ lửa. Sau đó uống nước, ăn kèm chút sáp. Hoặc nếu không thì bổ hẳn quả dừa ra, rồi lấy nước, sáp, cho vào nồi đun sôi kỹ với đường trắng là được. Mỗi ngày ăn 1 quả chế biến như vậy, bệnh sẽ nhanh khỏi.
Vỏ dừa sáp chữa viêm loét dạ dày, ăn không tiêu và ợ chua:
Để chữa bệnh viêm loét dạ dày, ăn không tiêu và ợ chua bạn chỉ cần áp dụng công thức sau. Đem vỏ dừa sáp đốt tồn tính (100g) trộn đều với 50g tiêu sọ, 50g muối hạt, 50g đậu xanh, 50g bột nghệ; uống hết trong 1 ngày, chia làm 3 đến 4 lần là được. Ăn đến khi nào khỏi thì thôi.
Lưu ý, nếu trong quá trình uống mà bị táo bón thì giảm tiêu sọ và bột nghệ đi 1 nửa.
Vỏ quả dừa sáp chữa mẩn ngứa và bệnh nấm ngoài da:
Nếu bạn bị mẩn ngứa hoặc bệnh nấm ngoài da, chỉ cần đập vỏ quả dừa sáp thật nhỏ, đem sắc lấy nước, sau đó rửa ngoài vùng mẩn ngứa, nấm. Sát trùng bằng nước vỏ dừa rất tốt, bên cạnh đó, nó còn giúp thanh nhiệt, trừ thấp và giải độc cho vết thương.
Nước sắc vỏ quả dừa sáp còn có khả năng chữa đau khớp, trúng phong và đau tim. Với những bệnh này, bạn cần duy trì uống 3 lần mỗi ngày – sắc 1 vỏ quả dừa lấy 3 lần nước.
Sáp dừa sáp chữa bệnh bí đại tiện và bệnh táo bón:
Do sáp của quả dừa sáp có tính mát, nhuận tràng nên nếu ăn hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, sáng và tối, thì sẽ chữa được bệnh bí đại tiện và bệnh táo bón.
Vỏ dừa sáp chữa bệnh đau gân cốt:
Để chữa bệnh đau gân cốt, bạn đem vỏ dừa sáp sắc với 20g vỏ quýt, 20g rễ đào và 20g hương phụ uống hàng ngày, sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng.
Dầu dừa sáp ngừa hiện tượng lão hóa da:
Dầu dừa sáp có khả năng làm đẹp da và chống lão hóa da hiệu quả, tất cả là nhờ chất chống ô xy hóa có trong dừa sáp.
Dầu dừa sáp chống tăng cholesterol xấu (LDL):
Do trong dầu dừa sáp nguyên nhất có chứa đến 50% axít lauric nên nó rất có lợi cho tim mạch của chúng ta như: bảo vệ tim mạch, phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Dầu dừa sáp giảm cân:
Do trong dầu dừa sáp có chứa axít béo chuỗi ngắn nên nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân, không cần phải tìm đến những loại thuốc giảm cân đắt tiền lại không rõ nguồn gốc, hãy thêm dầu dừa sáp vào khẩu phần ăn, uống của bạn hàng ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn.
Dầu dừa sáp phòng ngừa HIV:
Do trong dầu dừa sáp chứa axít lauric và lipit kháng khuẩn. Khi dầu dừa sáp vào cơ thể, nó sẽ chuyển axít lauric thành monolaurin, monolaurin có khả năng tiêu diệt nấm, khuẩn nên chúng ta có thể phòng ngừa được các bệnh do virut gây nên, bao gồm cả HIV.
Hướng dẫn bạn làm sinh tố dừa sáp thơm ngon đơn giản
Chuẩn bị:
- Dừa sáp.
- Sữa đặc.
- Mức dừa sấy hoặc đậu phộng rang sẵn.
- Một ít đá tinh khiết hoặc đá tủ lạnh đập nhuyễn.
- Máy xay sinh tố.
Chế biến:
Đập dừa sáp ra. Lưu ý cẩn thận không nên để nước dừa sáp chảy ra ngoài lãng phí vì nó cực kỳ ngon. Dùng muỗng nạo cái dừa sáp, cho trực tiếp vào máy xay sinh tố. (Nếu dừa hơi già và nước hơi gắt dầu thì đó không phải là giấu hiệu bất thường, ta cứ bỏ nước đi, chỉ sử dụng cái dừa thôi; Nếu nước dừa cô đọng lại rất đặc, không thể chảy được, thì trái dừa đó hoàn toàn ngon, không có gì phải lo lắng.)
Ta cho sữa đặc và đá vào máy, xay cho đến khi đá mịn.
Chế sinh tố ra ly. Ta có thể cho thêm một ít mức dừa sấy lên trên mặt để trang trí hoặc đậu phộng rang cũng được.
Bước cuối cùng là thưởng thức!
Xem thêm slideshare "Hướng dẫn bạn làm sinh tố dừa sáp thơm ngon đơn giản"
Xem thêm infographic "The amazing benefits of coconut oil"
The amazing benefits of coconut oil
Nguồn: http://trangdiemlamdep.com/dep-da-cung-dua-sap-dac-san-tra-vinh-581.html